Men gan cao, thủ phạm ở ngay bên ta

Hỏi: Tôi thường thấy quảng cáo thuốc hạ men gan. Xin hỏi men gan là gì? Cơ quan nào tạo ra nó? Chức năng của nó là gì? Tại sao phải uống thuốc để hạ men gan? Xét nghiệm mà thấy có men gan cao thì mắc bệnh gì?

(caubay426@gmaill.com)

Trả lời:Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Có 4 loại men gan: AST (Aspartate Transaminase) hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) hay ASAT (Aspartate Amino Transferase); ALT (Alanine Transaminase) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) hay ALAT (AlanineAmino Transferase); Alkaline phosphatase; Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT).

Nguyên nhân gây men gan cao: có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu:

Do viêm gan: viêm gan do virút có thể do virút viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virút hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 - 50 ≤ U/l và nữ: 7 - 32 ≤ U/l).

Tổn thương do virút là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virút khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Do uống rượu, bia: đặc biệt là rượu. Lượng men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc liều lượng rượu vào máu và chất lượng rượu. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng cao từ 2 - 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.

Do bệnh sốt rét: men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.

Do bệnh về đường mật: men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.

Do các bệnh lý khác: men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

Trong trường hợp này, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Tuy vậy, có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Chỉ số men gan bình thường:

AST: 20-40UI/L.

ALT: 20-40UI/L.

GGT: 20-40UI/L.

Phosphatase kiềm: 30-110UI/L.

PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam


Những nguy biến do huyết áp thấp

Thực tế, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm. Trong khi đa số người bệnh lo lắng và phòng ngừa tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm thì ở chiều ngược lại, huyết áp thấp cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm.

Thế nào là huyết áp thấp?

So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.

Huyết áp thấp tiên phát: Là những trường hợp có thể trạng đặc biệt từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mệt.

Huyết áp thấp thứ phát: Là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.

Bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm, cần được kiểm soát chặt chẽ.

Bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm, cần được kiểm soát chặt chẽ.

Ai dễ bị huyết áp thấp?

Trường hợp có các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân có bệnh tim dễ có huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đủ. Nếu nhịp tim dưới 60 nhịp/phút sẽ không đủ lượng máu và ôxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một lý do dẫn tới huyết áp thấp.

Người có bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả hai hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, người bệnh đái tháo đường có thể gây ra huyết áp thấp.

Người bị thiếu chất dinh dưỡng: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, gây ra huyết áp thấp.

Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, tình trạng sức khỏe của phụ nữ có nhiều thay đổi thất thường, tác động tới huyết áp của cơ thể. Không ít chị em có huyết áp rất thấp khi mang thai. Sau khi sinh con, có thể huyết áp lại về bình thường.

Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt sau đây: người bị mất nước, người bị mất máu, người bị dị ứng trầm trọng (hay còn gọi là sốc phản vệ), dùng một số thuốc chữa bệnh... cũng dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp và phải điều trị thì huyết áp mới trở về bình thường.

Huyết áp thấp nguy hiểm không kém tăng huyết áp

Nếu so sánh với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần. Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao... Nếu huyết áp thấp kéo dài còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

Biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp

Thay đổi tư thế: Người có huyết áp thấp khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng thì nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp tất cả những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm: gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi. Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu... Trường hợp có huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức. Cần uống nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Nên hạn chế loại đồ uống có chứa chất cồn.

Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp.

Tắm nước ấm có pha thêm muối magiê: Đây là một trong những biện pháp đơn giản nhất để điều trị huyết áp thấp, ngoài ra, loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.

BS. Minh Trí

Đau răng – dấu hiệu cảnh báo tổn thương các cơ quan

Đau răng – dấu hiệu cảnh báo tổn thương các cơ quan

Mặc dù điều này không có nghĩa tất cả các tổn thương ở những cơ quan này đều đi kèm với tổn thương răng nhưng bạn cũng cần đề phòng những tổn thương các cơ quan trong cơ thể khi bị đau răng:

1. Đau răng cửa hàm trên và dưới có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang, viêm tai giữa hay viêm thận.

2. Đau răng cửa đầu tiên là dấu hiệu viêm amiđan hoặc viêm tuyến tiền liệt

3. Đau răng nanh mạn tính có thể là do viêm túi mật hoặc viêm gan.

4. Đau ở răng tiền hàm có thể do viêm địa tràng, phản ứng dị ứng, viêm phổi hoặc rối loạn vi khuẩn ruột.

5. Nếu bạn bị đau răng số 4 (hàm trên và dưới), bạn có thể bị các rối loạn như đau khớp gối, đau khuỷu, đau vai, bệnh dại tràng hoặc bệnh liên quan tới viêm như viêm khớp.

6. Đau răng hàm là dấu hiệu của loét dạ dày, viêm tụy mạn tính, loét ta tràng, thiếu máu và viêm dạ dãy mạn tính.

7. Đau răng số 6 hàm dưới có thể là do các vấn đề liên quan tới tĩnh mạch, xơ vữa động mạch và các vấn đề về động mạch.

8. Đau răng số 6 hàm trên liên quan tới viêm buồng trứng, lá lách, tuyến giáp, viêm xoang và viêm họng.

9. Đau răng hàm dưới liên quan tới giãn tĩnh mạch, polýp đại tràng hoặc các rối loạn liên quan tới phổi như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản.

10. Đau răng khôn là dấu hiệu các vấn đề như bệnh tim, khuyết tật bẩm sinh và bệnh mạch vành.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Truyền hình trực tuyến: Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe dịp Tết

Mời các bạn theo dõi chương trình

Tết đã đến rất gần, đây cũng là lúc mọi người  đang vô cùng náo nức chuẩn bị đón Tết. Vào ngày này, do mải vui xuân,nhịp sống thường ngày của chúng ta bị đảo lộn, vui chơi và ăn uống thiếu điều độ, lại là lúc có nhiều thay đổi về thời tiết  khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.

Vào dịp Tết, nhiều người thường ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích …. là những nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Dùng các loại thực phẩm kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn cũng dẫn tới nguy cơ bị ngộ độc. Bên cạnh đó, những người vốn có sẵn bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa  như trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày tá tràng, hay các bệnh về  gan …. có nguy cơ bệnh bùng phát trở lại, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vậy làm thế nào khi bị đầy hơi, trướng bụng? Xử lý ra sao khi bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn? Làm sao để vừa có một cái Tết vui vừa bảo vệ được sức khỏe của hệ tiêu hóa, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ, người già, hoặc những người vốn đang mắc các bệnh đường tiêu hóa…  Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về cách bảo vệ hệ tiêu hóa trong dịp Tết, hướng dẫn cho bạn đọc cách xử trí khi gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời giải đáp những thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề này, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống  -suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn Truyền hình trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe dịp Tết”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:


TS BS  Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai


PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Ương


PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam


Dẫn chương trình: Việt Tú

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ & Đời sống bắt đầu từ 14h30, thứ Tư, ngày 7/2/2018.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email:bandientuskds@gmail.com

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS BS  Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai; PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Ương; PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nhận lời tham gia chương trình.

Trân trọng cám ơn nhãn hàng Probiotic đã đồng hành cùng chương trình!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Probiotic 55 Billion

Mỗi viên chứa 55 tỉ lợi khuẩn từ 10 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, Lactobacillus kết hợp với Prebiotic

Công dụng:

Bổ sung lợi khuẩn giúp tái thiết lập cân bằng bệ vi sinh đường ruột

Giúp tiêu hóa, hạn chế táo bón

Giúp hấp thu thức ăn tốt hơn

Giúp chuyển hóa lactose

Đối tượng sử dụng:

Người bị tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu

Người viêm đại tràng, táo bón

Hấp thu dinh dưỡng kém

Rối loạn tiêu hóa sau điều trị kháng sinh, cũng như hóa trị liệu

Hoặc rối loạn tiêu hóa do rượu bia

Sản phẩm đạt các chứng nhận

Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ bởi Trace Minerals Research®

Theo tiêu chuẩn cGMP, GRAS, TruLabel™

Phân phối bởi công ty TNHH Công Nghệ Hữu Thắng

1039 Lũy Bán Bích, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP.HCM

ĐT: 028 6267 5790  |  093 8988 602

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống2. Share link sự kiện của chương trình.3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác 1:

Cách nào dưới đây không giải quyết được tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu?

A. Sau bữa ăn nên đi nằm nghỉ

B. Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm

C. Không uống rượu, bia, các loại nước giải khát có gas

D. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn các thực phẩm ôi thiu, để lâu ngày.

Đáp án đúng là A

Chúc mừng độc giả có facebook là Ngoc Diep Nguyen đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác 2:

Vì sao chúng ta nên sử dụng Men vi sinh đa chủng?

A. Đa chủng sẽ có hiệu quả tốt hơn so với 1 chủng probiotic duy nhất

B. Các chủng khác nhau có tác dụng khác nhau

C. Mỗi khoang ruột cần 1 loại Probiotic khác nhau, nên bổ sung đa chủng để bảo vệ toàn hệ tiêu hóa

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng là D

Chúc mừng độc giả có facebook là Huyen Pham đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

Hải Yến

Làm gì để không bị hạ đường huyết?

Đỗ Thị Yến (Sơn La)

Tập luyện là yêu cầu quan trọng đối với bệnh đái tháo đường, duy trì tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng tăng đường huyết, xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp. Tuy nhiên nếu tập luyện quá mức và không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ có thể dẫn đến hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang điều trị insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết. Cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1 nguy cơ này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 - 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ tập nặng và lâu.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nếu tập luyện quá mức còn có thể bị tăng đường huyết, xuất hiện cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đa có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3, làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra...

Để tránh những nguy cơ trên, bố chị nên luyện tập với cường độ hợp lý, tốt nhất là nên đi bộ hằng ngày. Bên cạnh đó cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Đinh Quý

Rượu ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Phạm Văn (Hà Nội)

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm. Nâng ly quá chén (hơn 3 đơn vị đồ uống có cồn) trong một lần ngồi nhậu tạm thời sẽ làm tăng huyết áp của bạn, sau đó huyết áp sẽ hạ xuống. Nhưng nếu uống rượu thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp dài hạn.

Những người nghiện rượu nặng muốn hạ huyết áp nên giảm dần lượng rượu uống trong 1-2 tuần. Với người nghiện rượu, ngừng uống đột ngột lại có nguy cơ bị tăng huyết áp nghiêm trọng trong vài ngày. Những người nghiện rượu nặng có thể giảm mức huyết áp tâm thu (số đo huyết áp hàng đầu) từ 2-4mmHg và huyết áp tâm trương (số dưới trong số đo huyết áp) từ 1-2mmHg nếu tiết chế dần lượng rượu uống vào.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh uống rượu hoặc uống rượu điều độ. Mức rượu tiêu thụ trung bình được coi là điều độ là:

Nam giới dưới 65 tuổi: 2 đơn vị một ngày

Nam giới từ 65 tuổi trở lên: 1 đơn vị mỗi ngày

1 đơn vị mỗi ngày cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml với bia (khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia), hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40% alcohol).

Lưu ý rằng, rượu có chứa calo nên có thể góp phần làm tăng cân không mong muốn - một yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng.

BS. Thủy Nguyên

Mắc bệnh tuyến giáp nên ăn gì vừa khỏe vừa ngon?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố thyroxine, thường gọi tắt T4. Nó cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động và điều khiển hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim, duy trì thân nhiệt....

Việc điều trị các bệnh tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại hormon, để tuyến giáp hoạt động được tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải có kiến thức nhất định về căn bệnh của mình để biết mình đang mắc bệnh suy tuyến giáp, bệnh cường tuyến giáp, bệnh nang tuyến giáp, bệnh u tuyến giáp, hay rối loạn tuyến giáp... Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tuyến giáp tốt nhất. Vậy bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

Iốt

Tuyến giáp của con người cần iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết, có tác dụng cân bằng hormon Tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít iốt. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng muối có bổ sung iốt, lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không được bổ sung iốt. Hay bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển ... rất giàu iốt.

Rau lá xanh

Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của Tuyến giáp. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magiê trong khẩu phần của mình.

Tuy nhiên đối với cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng.... người bị bệnh tuyến giáp cần đặc biệt lưu ý. Đối với người suy giáp nên tránh ăn củ cải, bông cải xanh vì loại thực phẩm này chứa isothiocyanates làm hạn chế việc hấp thu iốt, nhất là khi ăn sống. Khi chế biến các loại rau này tốt nhất nên trần hoặc luộc sơ sẽ giúp phân hủy isothiocyanates không tốt cho người bệnh tuyến giáp.

Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.

Hải sản

Các loại hải sản như cá, tôm... là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt. Nếu bạn cần duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh bạn cần ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần. Nên chú ý sử dụng các sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết....

Thực phẩm chế biến sẵn

Đây là loại thức ăn mà người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa. Bởi trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.

Các sản phẩm từ đậu nành

Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu iốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.

Thịt hữu cơ

Đây là loại thực phẩm rất nên được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc lên các động vật này, thịt của chúng rất sạch. Nhưng nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý. Trong nội tạng có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Axít lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

Thực phẩm gluten

Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten thường là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay..., có khoảng 10% dân số thế giới không dung nạp gluten, khi ăn các loại thực phẩm này gây đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng.....Xu hướng tiêu dùng hiện đại đang chuyển sang các sản phẩm không gluten (gluten free), có lợi cho sức khỏe. Vì gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.

Tránh ăn nhiều chất xơ và đường

Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Người bệnh cần hạn chế ăn nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp.

Thuốc tuyến giáp và thực phẩm

Có rất nhiều các loại thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc điều trị tuyến giáp. Nó có thể làm cơ thể hấp thu quá nhanh hoặc quá chậm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để giúp tăng hiệu quả điều trị.

Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách xa uống thuốc điều trị tuyến giáp.

Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffein cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Người bệnh tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.

Hải Yến